ĐI TIỂU BUỐT, TIỂU NHIỀU LẦN LÀ BỊ LÀM SAO?
Dịch vụ y tế chất lượng cao, mô hình khám 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân
30 Tháng Năm, 2020Tư vấn y khoa: Bác sĩ Phụ Khoa giỏi - ĐKQT Hà Nội
Câu hỏi: Chào bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà nội! Tôi tên Nguyễn Ngọc A, năm nay 48 tuổi. Gần đây, tôi có cảm giác buồn tiểu liên tục, đi tiểu thường xuyên và gặp phải khó khăn khi tiểu tiện. Khi tiểu, tôi cảm thấy rất buốt, nước tiểu ra thành từng đợt, mỗi đợt chỉ ra được một lượng nhỏ. Tình trạng hiện đang gây ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày của tôi, tôi cảm thấy rất lo lắng và không biết mình mắc bệnh gì. Xin bác sỹ giúp đỡ!
Trả lời: Chào bác Nguyễn Ngọc A, xin cảm ơn bác đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác A thân mến, những triệu chứng bác kể trong thư có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm:
Viêm đường tiết niệu. Tình trạng này thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào lỗ niệu đạo – nơi mà nước tiểu được thoát ra ngoài. Những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu có thể từ những lý do đơn giản như thói quen vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, vệ sinh chưa sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục,…
Đăng ký tư vấn miễn phí: [TẠI ĐÂY]!
Bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm Herpes, Chlamydia và bệnh lậu do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh có thể gây ra triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt.
Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp). Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Tuyến giáp hoạt động quá mức là một trong những rối loạn tuyến giáp phổ biến có thể gây ra triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt.
Bệnh đái tháo đường. Nếu đái tháo đường không được kiểm soát, lượng đường tăng cao trong máu có thể làm hư hại hệ thống bài tiết, từ đó gây ra triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt cho phụ nữ.
Đăng ký tư vấn miễn phí: [TẠI ĐÂY]!
Như vậy, bác nên dành thời gian đi khám tại các cơ sở y tế một cách sớm nhất để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa biến chứng.
Khi thăm khám tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, thói quen cá nhân, sinh hoạt tình dục của bác. Sau đó, bác sẽ được thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện và khẳng định nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu dắt.
Khác với các cơ sở y tế hiện nay, khi điều trị tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thêm phương pháp Đông Y, giúp gia tăng hiệu quả chữa bệnh, giảm thiểu tác dụng phụ do điều trị Tây Y và hỗ trợ hồi phục cơ thể nhanh chóng.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là cơ sở hợp tác giữa Công Ty Y tế Quốc Tế và Tập đoàn Y tế Quốc tế St. Stamford – Singapore.
Tự hào là cơ sở y tế chất lượng cao, được tín nhiệm bởi đội ngũ y bác sỹ giàu chuyên môn. Với trang thiết bị y tế hiện đại, liệu pháp chữa trị phù hợp, chi phí điều trị niêm yết theo quy định Bộ Y Tế, bác hoàn toàn có thể an tâm khi đến khám và điều trị tại chỗ chúng tôi.
Lưu ý, để hạn chế và phòng ngừa tiểu buốt, tiểu dắt, bác nên tạo thói quen uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày để làm sạch đường tiết niệu.
- Sau khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau.
- Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn di chuyển vào bàng quang.
- Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên, tránh sử dụng xà phòng gây kích thích, thuốc xịt âm đạo và thụt rửa.
- Hạn chế các thực phẩm chứa cồn và caffeine để tránh tiểu buốt, tiểu rắt, hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để phòng tránh tiểu đêm.
Cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế khẩn cấp nếu tình trạng đái buốt đái dắt kéo dài quá mức, có máu trong nước tiểu và bất kỳ những triệu chứng khác như lên cơn sốt, đau bụng, tăng tiết dịch âm đạo.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi, bác vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 0243 678 8888, hoặc trực tiếp đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Đăng ký tư vấn miễn phí: [TẠI ĐÂY]!