Ngứa vùng kín theo từng giai đoạn
Dịch vụ y tế chất lượng cao, mô hình khám 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân
29 Tháng Sáu, 2020Tư vấn y khoa: Bác sĩ Phụ Khoa giỏi - ĐKQT Hà Nội
Giai đoạn nào trong cuộc đời người phụ nữ, dù là giai đoạn mới dậy thì, các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, hay giai đoạn mãn kinh, đều có thể đối mặt với các vấn đề của vùng kín, mà ngứa vùng kín là hay gặp nhất. Dù ở giai đoạn nào, nếu không có sự am hiểu chị em đều không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và lo lắng.
Ngứa vùng kín tuổi dậy thì
Không chỉ những phụ nữ đã có gia đình, thường xuyên quan hệ tình dục mới gặp tình trạng ngứa vùng kín. Các cô bé mới đến tuổi dậy thì do còn chưa có kinh nghiệm chăm sóc vùng nhạy cảm, có thể gặp phải những tác nhân gây viêm nhiễm mà không biết. Đôi khi do tâm lý rụt rè, lần đầu đối mặt với triệu chứng bệnh, nên các bé gái dễ xấu hổ và không dám nói với ai, khiến bệnh tiến triển thành nặng hơn. Thống kê đã cho thấy hiện tượng ngứa vùng kín đang dần bắt gặp nhiều ở các bé gái 12 -13 tuổi.
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì có thể kể đến như:
- Tuổi dậy thì đánh dấu sự xuất hiện của kinh nguyệt, dịch âm đạo cũng tiết nhiều hơn khiến vùng kín ẩm ướt, dễ nhiễm khuẩn.
- Sự lúng túng khi chăm sóc và vệ sinh “cô bé”: ví dụ không thay băng vệ sinh thường xuyên, không mặc quần chíp phù hợp, thụt rửa âm đạo quá sâu làm ảnh hưởng môi trường trong âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh gây dị ứng…
- Đôi khi mắc phải chứng viêm như viêm nang lông, viêm âm đạo…
- Nhiễm giun, đặc biệt là giun kim, cũng có thể gây ngứa ngáy.
Bạn có thể liên hệ tư vấn miễn phí [TẠI ĐÂY]!
Ngứa vùng kín sau chu kỳ kinh nguyệt
Trong độ tuổi dậy thì, tình trạng ngứa vùng kín cũng có thể gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là sau khi có kinh. Điều này ngoài việc do vệ sinh không sạch sẽ và dùng băng vệ sinh không đúng cách như đã liệt kê ở trên, còn có thể do những nguyên nhân sau:
- Thay đổi nội tiết tố: hormone estrogen và progesterone được tiết ra từ buồng trứng để điều khiển chu kỳ kinh nguyệt. Hàm lượng 2 hormone này thay đổi khiến chu kỳ kinh kết thúc, gây ra sự thay đổi môi trường trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn đến khu trú.
- Do stress: chu kỳ kinh nguyệt mang đến những cơn đau bụng kinh, tức ngực, đau lưng… và sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này làm tâm lý căng thẳng dẫn đến ngứa ngáy vùng kín.
- Do viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh xã hội: những căn bệnh ở vùng kín này đều gây ngứa ngáy và ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người bệnh.
Bạn có thể liên hệ tư vấn miễn phí [TẠI ĐÂY]!
Ngứa vùng kín tuổi mãn kinh
Ở giai đoạn này, buồng trứng đã bắt đầu suy yếu, lượng nội tiết tố tiết ra không còn như trước dẫn đến kinh nguyệt tắt dần. Điều này dẫn đến các chất dịch cũng tiết ít đi làm âm đạo bị khô, không được bảo vệ trước vi khuẩn và nấm. Khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể có thể sẽ gây viêm âm đạo, đó là nguồn gốc của cơn ngứa vùng kín.
Bạn có thể liên hệ tư vấn miễn phí [TẠI ĐÂY]!
Ngứa vùng kín theo từng giai đoạn: xử trí như thế nào?
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – Người có hàng chục năm kinh nghiệm đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội khuyên rằng dù ở độ tuổi nào, thời kỳ nào, chị em cũng cần chăm sóc vùng kín của mình sạch sẽ bằng cách:
- Rửa vúng kín thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh gây kích ứng.
- Ăn mặc thoáng mát để tránh bí mồ hôi.
- Ăn uống dinh dưỡng với đủ nước, hoa quả và rau xanh để cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng trước vi khuẩn có hại.
- Tránh căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý.
- Tắm vòi sen thay vì tắm bồn: tắm bồn dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn vào trong âm đạo hơn so với tắm vòi sen. Tắm nước ấm thay vì nước nóng vì nước nóng gây khô da, dễ dẫn đến cảm giác ngứa ngáy.
- Những ngày đèn đỏ càng cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên 2-4 tiếng 1 lần…
- Có thể kết hợp một số loại thảo dược dân gian có tác dụng trị ngứa để rửa vùng kín, tuy nhiên cần sự cho phép của bác sĩ.
Ngoài ra, các bé gái ở tuổi dậy thì cần có sự quan tâm rất lớn từ người mẹ, cần được dạy thêm về kiến thức sức khỏe giới tính cũng như tâm lý vững vàng, tránh để sự thiếu hiểu biết dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Tuổi này cũng khó đặt thuốc phụ khoa trong âm đạo hoặc chữa trị bằng các biện pháp mạnh vì có thể ảnh hưởng đến màng trinh của bé gái.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những cách để hỗ trợ giảm ngứa vùng tín tại nhà. Đối với những bệnh phụ khoa nặng, nguy cơ biến chứng cao, như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ… thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Việc điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn dậy thì và giai đoạn mãn kinh cũng sẽ có sự khác biệt.
Hàng ngày, bác sĩ Hồng Duyên chữa trị thành công cho rất nhiều trường hợp ngứa vùng kín ở đủ mọi giai đoạn, thời kỳ, lứa tuổi tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Bác sĩ hiện nhận được sự yêu mến, tin tưởng của chị em phụ nữ. Đây cũng là phòng khám tân tiến với rất nhiều trang thiết bị hiện đại và linh động trong thời gian khám chữa. Các bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu cùng đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ chu đáo cho mọi bệnh nhân.
Bạn có thể liên hệ tư vấn miễn phí [TẠI ĐÂY]!