Tiểu không tự chủ ở nữ giới

Dịch vụ y tế chất lượng cao, mô hình khám 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân

13 Tháng Năm, 2020

Chị Trần Thúy Tr. (34 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “thời gian gần đây tôi bắt đầu xuất hiện triệu chứng mót tiểu liên tục hoặc có lúc không nhịn được, đi tiểu mà không kiềm chế được, nhiều khi hắt xì mạnh cũng có thể khiến tôi tiểu không tự chủ. Nhiều lúc thấy ngại và xấu hổ vô cùng. Do vậy, mỗi ngày tôi phải thay từ 7-8 miếng thấm vệ sinh và rất sợ mỗi khi đi ra ngoài.”

Rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng như của chị Thúy Tr. đa phần họ không đi khám chữa bệnh bởi tâm lý e ngại, không muốn tiết lộ mình có bệnh. Các bác sĩ cho biết, tình trạng trên là dấu hiệu của chứng són tiểu ở nữ giới, hay còn gọi là chứng tiểu không tự chủ do gắng sức (SIU) thường gặp ở những chị em phụ nữ trên 30 hoặc sau khi sinh. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng lại gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt của người bệnh.

Bạn biết gì về tiểu không tự chủ

Dân gian gọi chứng bệnh này là chứng són tiểu, trong y học gọi là chứng tiểu không tự chủ, tức là tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện hoặc rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, gây trở ngại trong sinh hoạt và mất tự tin cho người bệnh.

Tiểu không tự chủ gây ra gánh nặng tâm lý ở người phụ nữ vì bệnh thường gây ra mùi cơ thể, làm cho phái nữ e dè, mệt mỏi, kém tự tin, không mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội.

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định tiểu không tự chủ phổ biến toàn cầu, chiếm khoảng 25% ở phụ nữ các lứa tuổi nhưng chưa được quan tâm điều trị (Norton P, 2006). Đây cũng là rối loạn hay gặp, chiếm 25,4% ở phụ nữ Việt Nam (Nguyễn Thị Tân Sinh và cs., 1996; 2009).

[shot-bsvan]

Tại sao phụ nữ bị tiểu són, tiểu không tự chủ

Phụ nữ bị són tiểu gấp ba lần nam giới do có liên quan đến mang thai, sanh nở và mãn  kinh. Phụ nữ là người đảm nhiệm chức năng thai nghén và sinh con do đó những chị em thuộc đối tượng sinh đẻ nhiều lần, sinh con to, khi sinh có rạch “cửa mình” nhiều. Những chị em có tiền sử cắt mổ ở tử cung, mổ sa sinh dục trước đó, những chị em ở thời kỳ mãn kinh,… sẽ là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng són tiểu.

Ngoài ra những tổn thường về giải phẫu và thần kinh hệ thống đáy chậu cũng có liên quan đến chứng tiểu không tự chủ.

[shot-bsvan]

Những điều bạn nên nói khi đến gặp bác sĩ

Tiểu không tự chủ tuy không nguy hiểm, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho chị em trong sinh hoạt hằng ngày. Khi đến gặp bác sĩ, chị em hãy chia sẻ cụ thể tình trạng của mình để các bác sĩ có thể nắm được và điều trị một cách triệt để nhất.

Tôi bị són tiểu khi… (Cười, ho; Rặn, hắt hơi; Chạy, nhảy; Mang vật nặng; Lúc giao hợp; Vừa có mắc tiểu là phải đi tiểu ngay mà cũng không kịp; Vừa có mắc tiểu mà nghe tiếng nước chảy là muốn đi tiểu ngay mà cũng không kịp).

Tôi  bị đi tiểu bất thường… (Tiểu lắt nhắt nhiều lần; Tiểu đêm; Đái dầm; Nước tiểu tự trào ra; Ướt quần cả ngày; Phải rặn tiểu; Tiểu xong còn muốn tiểu nữa nhưng không  ra giọt nào; Không cảm giác mắc tiểu rõ ràng…)

[shot-bsvan]

Bác sĩ chẩn đoán chứng tiểu không tự chủ như thế nào?

Để chẩn đoán chứng tiểu không tự chủ, các bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, các triệu chứng thường gặp, khám và làm các xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm vào đo lượng nước tiểu tồn lưu khi đi tiểu. Thử nghiệm mang băng: bạn sẽ vận động  trong khi mang băng vệ sinh để đo lượng nước tiểu rỉ ra ngoài. Đo niệu động học: khảo sát quá trình đi  tiểu để phát hiện các bất thường hướng dẫn chọn lựa cách điều trị phù hợp.

Điều  trị són tiểu như thế nào?

Điều trị chứng tiểu không tự chủ căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân các bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị bảo tồn (điều trị nội khoa, kết hợp các bài tập  phục hồi chức năng cơ đáy chậu) hoặc điều trị phẫu thuật (phẫu thuật treo cổ bàng quang vào xương mu, sử dụng vòng đai cố định,..)

Ngoài ra, chị em cũng có thể thay đổi một số thói quen, như hạn chế sử dụng các đồ uống có chất kích thích, không để bị táo bón kéo dài, tập nhịn tiểu và đi tiểu theo giờ,…

Són tiểu xảy ra ở mọi lứa tuổi và nhiều chị em đã sống chung với nó trong thời gian rất dài… Bất cứ sự chuyển động nào gây áp lực lên bàng quang dù rất nhỏ cũng làm khiến họ bị són tiểu. Thật khó khăn để sống năm này qua năm khác với tình trạng này. Hãy đi khám sớm để được điều trị trước khi quá muộn.

 

Hiện tại, Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội đang điều trị tiểu không tự chủ ở nữ bằng phương pháp Đông –Tây y kết hợp mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh việc điều trị bằng nội khoa các bác sĩ còn kết hợp các kỹ thuật từ các thiết bị hỗ trợ giúp tiêu viêm hiệu quả, loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm nhanh triệu chứng bệnh, phục hồi tổn thương sau viêm nhiễm. Kết hợp dùng thuốc Đông y giúp nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc tân dược, cân bằng thể trạng sau điều trị rất hiệu quả.

Tiểu không tự chủ ở nữ không chỉ gây ra sự khó chịu bởi các triệu chứng của bệnh mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Do đó, khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hãy chủ động đi khám chữa trị sớm để loại trừ những biến chứng của bệnh.

Nếu còn băn khoăn cần được giải đáp về vấn đề chữa xuất tinh sớm, nam giới có thể gọi điện thoại đến số 04.3678 8888 để được tư vấn và đặt lịch hẹn miễn phí.

Địa chỉ: Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội là số 152 Xã Đàn, Quận Đống Đa, Hà Nội

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

  • Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0243.678.8888 - 024.2020.2020
  • Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
  • Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của từng người